Cà phê Việt Nam gặp khó vì mùa mưa đến muộn

Là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới, nhưng mùa vụ 2016-2017, sản lượng cà phê của Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm bởi các yếu tố thời tiết khắc nghiệt, ảnh hưởng của tình trạng hạn hán do El Nino gây ra.

Theo văn phòng USDA tại Hà Nội dự báo, sản lượng cà phê Việt Nam sẽ giảm khoảng 2,3 triệu tấn, tương đương 8% so với vụ trước. Dự báo về lượng sụt giảm này của USDA cao hơn so với mức dự báo được Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đưa ra hồi tháng Tám vừa qua, khi Bộ dự báo sản lượng của vụ năm nay sụt giảm 7%.

Trong khi đó, Vicofa, Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam, dự báo sản lượng giảm từ 10-20% dựa trên ước tính của công ty xuất khẩu Intimex.

Tuy nhiên bên cạnh dự báo, văn phòng USDA cũng lưu ý về những tác động của các cơn mưa muộn có thể giúp cây trồng phục hồi khỏi tình trạng “cực kỳ khắc nghiệt” của đầu năm nay, vốn đã khiến cho cây cà phê trở nên yếu và cho ra trái ít hơn.

“Những cơn mưa bắt đầu từ tháng Tám đã giúp các cây cà phê hồi phục sau thời gian khô hạn khắc nghiệt. Mưa hàng đêm và ban ngày nắng tốt chính là điều kiện thuận lợi để cây cà phê tăng trưởng và phát triển, phân bón cũng phát huy hết tác dụng thúc đẩy cây khi độ ẩm được đảm bảo.”

Nếu mưa duy trì tốt thì với tình hình cung cấp dưỡng chất hiện tại, vụ mùa cà phê 2017/18 sẽ khả quan hơn.

Mặc dù vậy, một vấn đề tiềm ẩn đe dọa sự hồi sinh của sản lượng cà phê Việt Nam lúc này chính là việc chuyển đổi cây trồng của người dân tại các đồn điền. Nông dân đang thay đổi từ sản xuất cà phê sang trồng các cây nông nghiệp khác có thu nhập cao hơn như bơ, chanh dây và đặc biệt là tiêu đen – sản phẩm mà Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu hàng đầu.

“Nông dân có thu nhập cao hơn từ hạt tiêu đen. Tình trạng này đang thu hút nông dân chuyển đổi diện tích khác lớn của các đồn điền của họ sang trồng tiêu.

“Việc mở rộng chuyển đổi có thể đặt ra một mối đe dọa đến sản xuất cà phê ở Tây Nguyên”, khu vực trồng cà phê chính, bên cạnh Đắk Lắk, “nơi có đất canh tác bị hạn chế”.

Hiện nay, văn phòng hiệp hội cà phê Việt Nam đang ấn định mức xuất khẩu của vụ 2016-17 tại 25,1 triệu bao – thấp hơn 2,1 triệu bao so với dự báo chính thức của USDA, tương đương mức thấp hơn 4,4 triệu bao so với vụ năm ngoái.

Là quốc gia sản xuất cà phê Robusta hàng đầu, vụ thu hoạch đáng thất vọng của Việt Nam năm nay là vấn đề đặc biệt lớn đối với người mua ở thị trường này, đặc biệt trong bối cảnh những nước sản xuất khác như Brazil và Indonesia cũng gặp rất nhiều khó khăn về cây trồng.

Vì thế, nhiều người mua đã chuyển hướng sang tìm nguồn cung cấp cà phê Arabica chất lượng thấp hơn như một sự thay thế, khiến cho chênh lệch giá Arabica lớn hơn, trước khi điều chỉnh lại từ giữa tháng Mười Một.

Hiện cà phê kỳ hạn tham chiếu Arabica giao tháng 3/2017 trên sàn ICE Mỹ đóng cửa phiên giao dịch đêm qua ở mức giá 141,9 cent/pound tiếp tục giảm thêm 2,07% so với phiên thứ hai và đã giảm 29,48 cent/pound so với mức đỉnh gần nhất vào ngày 04/11/2016 vừa qua (tương đương mức giảm 17,2% so với mức giá 171,38).

Trong khi giá trong nước ngày hôm nay (07/12/2016) tại Đắk Lắk và Gia Lai là 42.700 VND/kg, tại Lâm Đồng là 42.100 VND/kg, giá FOB (đi cảng HCM) là 1.929 USD/tấn.

ca-phe-viet-nam-gap-kho-vi-mua-mua-den-muon

“Được giá mất mùa, được mùa mất giá” – Nỗi buồn người trồng cà phê Tây Nguyên

Trả lời