Cà phê không phải là cây trồng bản địa của Châu Mỹ. Chuyện kể rằng khi Brazil còn là thuộc địa, người Bồ Đào Nha đã muốn trồng cà phê tại đây. Francisco de Melo Palheta được cử đi đến biên giới Guiana, Pháp với sứ mệnh hòa giải tranh chấp biên giới. Trên đường trở về, ông đã xoay sở tìm cách đưa lén những hạt giống về Brazil và trồng tại bang Pará vào năm 1727.
Vào năm 1770, cà phê bắt đầu lan rộng từ Pará đến Rio de Janeiro. Từ năm 1830 đến 1850, chế độ nô lệ suy yếu, công nghiệp hóa phát triển, các đồn điền trồng cà phê ở Rio de Janeiro, São Paulo và Minas Gerais đi vào quy mô, chiếm 20% sản lượng toàn cầu. Trong những năm 1840, phần trăm tổng sản lượng xuất khẩu và tỷ lệ sản lượng trên toàn cầu của Brazil đều tăng 40%, đưa nước này lên ngôi vị nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới.
Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới trong 150 năm qua, hiện cung cấp 1/3 sản lương cà phê toàn cầu. Trong năm 2011, Brazil là nước dẫn đầu thế giới về sản lượng cà phê nhân, tiếp sau đó là Việt Nam, Indonesia và Colombia. Nước này vô địch về cà phê nhân, Arabica và cà phê hòa tan. Trong năm 2011, tổng sản lượng là 2,7 triệu tấn, hơn gấp đôi so với Việt Nam, nước sản xuất thứ hai thế giới. Có khoảng 3,5 triệu người làm việc trong ngành cà phê, chủ yếu là ở nông thôn.
Brazil có khoảng 220.000 nông trại cà phê hoạt động, với diện tích là 27.000 km2. Các đồn điền tập trung chủ yếu ở các bang miền Đông Nam như Minas Gerais, São Paulo và Parana, với môi trường và khí hậu lý tưởng. Minas Gerais chiếm tới một nửa sản lượng cả nước. Hầu hết các nông trại thu hoạch vào mùa khô từ tháng sáu đến tháng chín, thường là khi các trái đã chín. Phần lớn các nước trồng cà phê, hạt Arabica được chế biến ướt, nhưng ở Brazil thường được chế biến khô. Quả được rửa sạch và phơi nắng từ 8-10 ngày. Các hạt được phân loại và đóng gói trong bao 60kg.
Cũng nhiều loại cà phê khác được trồng để lấy hạt, nhưng hai loại Arabica và Robusta chiếm gần như toàn bộ sản lượng. Arabica là ưu thế của Brazil, chiếm 70% toàn sản lượng; Robusta chiếm 30% còn lại. Ở Brazil, sản lượng Arabica tập trung chủ yếu ở các miền trồng cà phê chính, dẫn đầu là Minas Gerais. Robusta được trồng hầu hết ở phía đông nam, tại các bang nhỏ hơn như Espirito Santo (80% cà phê là Robusta). Gần đây, các bang phía tây bắc cũng đã tham gia thị trường cà phê và sản xuất phần lớn Robusta.
Cây cà phê Brazil có thể chịu được nhiệt độ thấp, nhưng sương mù thì không. Những trận sương mù nhẹ, gọi là “sương mù trắng”, làm hoa không đậu quả được. Tuy nhiên, vụ sau hoa mới sẽ ra. Sương mù trắng chỉ ảnh hưởng một mùa, nhưng thứ sương mù nguy hiểm hơn là “sương mù đen” có thể giết chết cả cây và hậu quả để lại rất lâu. Sau “sương mù đen”, người ta phải trồng cây mới và mất tới vài năm để cây ra trái, thường là 3-4 năm. Brazil là nước duy nhất bị sương mù ảnh hưởng, và những trận sương mù đó có thể chỉnh giá cà phê trên toàn cầu do thị phần lớn của Brazil.
Ngành công nghiệp chế biến được chia thành hai nhóm phân biệt, nhóm cà phê rang xay và nhóm cà phê hòa tan. Thị trường rang xay rất cạnh tranh, với sự tham gia của hơn 1000 công ty (năm 2001). Trái lại, nhóm cà phê hòa tan ít cạnh tranh hơn, chỉ với 4 hãng chiếm tới 75% thị trường. Brazil là nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất thế giới, mặt hàng này chiếm từ 10-20% tổng lượng xuất khẩu cà phê. Cả hai loại cà phê này đều được xuất khẩu chủ yếu qua Hoa Kỳ, nước tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Cà phê luôn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, nhưng mức độ quan trọng đã giảm dần trong 50 năm qua. Trong năm 1950, phần trăm xuất khẩu cà phê chiếm đến 63,9% tổng giá trị xuất khẩu, con số này giảm xuống còn 50% vào những năm 1850-1860. Nguyên nhân do các mặt hàng khác xuất khẩu tăng mạnh.
Brazil miễn thuế xuất khẩu cà phê, nhưng cà phê nhân và cà phê rang xay nhập khẩu bị đánh thuế 10% và cà phê hòa tan là 16%. Cà phê chưa qua chế biến có thể miễn thuế xuất khẩu đến ba nước lớn nhất: Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản, nhưng cà phê chế biến như rang xay, hòa tan và lọc caffin chịu thuế 7,5% đối với EU và 10% đối với Nhật. Các đơn hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ được miễn thuế.
Số liệu thống kê ngành cà phê Brazil (ICO, 2011)
Diện tích quốc gia (km2) |
8 514 879 |
Dân số (triệu người) |
196,66 |
Tiền tệ |
Real (BRL) |
GDP (triệu USD) |
2 476 652 |
GDP trên đầu người |
12 594 |
Giá trị xuất khẩu (triệu USD) |
292 700 |
Giá trị nhập khẩu (triệu USD) |
244 185 |
Tỷ giá hối đoái (1USD) |
1,67 |
Ngôn ngữ chính thức |
Tiếng Bồ Đào Nha |
Vị thế thành viên ICO |
Nước xuất khẩu |
Cơ quan đại diện tại ICO |
Departamento do Café – Ministério da Agricultura, Pecuária e Abastecimento |
Loại cà phê được xản xuất |
Arabica và Robusta |
Mùa thu hoạch |
Tháng 4- tháng 5 |
Phương pháp chế biến |
Khô và ướt |
Tổng sản lượng (niên vụ) (ngàn bao) |
43 484 |
Tiêu thụ nội địa (niên vụ) (ngàn bao) |
19 720 |
Tiêu thụ trên đầu người (kg) |
6.02 |
Sản lượng xuất khẩu cà phê nhân (bao 60kg) |
30 141 034 |
Sản lượng xuất khẩu cà phê Arabica nhân (bao 60kg) |
27 471 038 |
Sản lượng xuất khẩu cà phê Robusta nhân (bao 60kg) |
2 669 996 |
Sản lượng cà phê qua chế biến (bao 60kg) |
3 366 479 |
Tồn kho đầu vụ (ngàn bao) |
11 345 |
Giá trị xuất khẩu các loại cà phê (triệu USD) |
8 715 |
Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa (triệu USD) |
256 040 |
Phần trăm giá trị xuất khẩu cà phê trên tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa |
3,4% |
Phần trăm giá trị xuất khẩu cà phê trên GDP |
0,35% |
Tổng diện tích trồng cà phê (ha) |
2 339 630 |
Đất trồng |
2 056 290 |
Đất lối đi |
283 340 |
Tổng số cây (ngàn) |
6 730 |
Trong niên vụ |
5 752 |
Cây mới |
978 |
Năng suất (bao/ha) |
21,2 |
Mật độ (cây/ha) |
280 |
Thuế bán lẻ cà phê (%) |
Không cung cấp |
Thuế phụ thêm và thuế tính trên |
|
Nhập khẩu cà phê nhân |
10% |
Nhập khẩu cà phê rang xay |
10% |
Nhập khẩu cà phê hòa tan |
16% |
Xuất khẩu cà phê nhân |
0% |
Xuất khẩu cà phê rang xay |
0% |
Xuất khẩu cà phê hòa tan |
0% |