Mở đầu tuần mới, giá cà phê hôm nay 19/11 lại “mất” tiếp 400 đồng, rời xa mốc 36.000 đồng/kg xác lập trong thời gian ngắn ngủi của tuần trước. Trong khí đó tại các thị trường trọng điểm giá tiêu không đổi, vẫn dao động ở mức 55.000-57.000 đông/kg.
>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật
Giá cà phê rời mốc 36.000 đồng/kg
Theo khảo sát, giá cà phê nguyên liệu hôm nay 19/11 tại các thị trường trọng điểm trong cả nước giảm 400 đồng, giao dịch ở mức từ 35.100 – 35.700 đồng/kg. Giá cà phê nhân xô thấp nhất 35.100 đồng/kg tại Lâm Đồng và cao nhất 35.700 đồng/kg tại Gia Lai.
Giá cà phê xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% tại cảng Tp.HCM giao dịch ở mức 1.546 USD/tấn, trừ lùi 110 USD/tấn (FOB).
Trong tháng 10, Việt Nam xuất khẩu 138.100 tấn cà phê, trị giá hơn 251 triệu USD; tăng 14,5% về lượng và 18,4% về giá trị so với tháng 9.2018, nếu so với cùng kỳ năm 2017 tăng đến 74% về lượng và gần 36% về giá trị.
Đáng chú ý, thị phần cà phê của Việt Nam tại Thái Lan hiện nay chiếm tới 93% so với con số 67% của năm 2017. Thái Lan hiện là thị trường tiêu thụ cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam sau Đức, Ý, Mỹ và Nhật Bản.
Giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London giao tháng 11 giao dịch ở mức 1.663 USD/tấn, và kỳ hạn giao tháng 1 giao dịch ở mức 1.649 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York kỳ hạn giao ngay tháng 12 giảm 0,044% ở mức 112,55 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 ở mức 116,10 cent/lb tăng 0,086%.
Một ước tính gần đây xác định tổng giá trị thị trường cà phê tại Hàn Quốc đạt 11 nghìn tỷ won (10,8 tỷ USD), và thị trường Đông Bắc Á này là nơi có mật độ cửa hàng cà phê cao nhất trên thế giới.
Vào năm 2017, có khoảng 26,5 tỷ ly cà phê được bán ra và số lượng cửa hàng cà phê được ước tính đạt 88.500 của hàng, tăng 63% so với năm 2015. Điều đó tương ứng với việc cứ mỗi 600 người dân Hàn Quốc thì sẽ có 1 cửa hàng cà phê.
Tiêu Việt Nam rẻ nhất thế giới
Giá tiêu hôm nay 19/11 không có nhiều thay đổi so với cuối tuần trước, dao động ở mức 55.000-57.000 đồng/kg.
Mới đây Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) và Diễn đàn Các nước xuất khẩu Gia vị Ấn Độ (AISEF) đã triển khai một ứng dụng di động cá nhân cho nông dân trồng tiêu.
Mục đích của ứng dụng này là hỗ trợ quản lý cây trồng và tiếp thị sản phẩm. Ông M.K. Shanmuga Sundaram, Thư ký Cơ quan quản lý Gia vị, đã đưa ra ứng dụng này.
Các ứng dụng sẽ kết nối trực tiếp người nông dân với các tổ chức nghiên cứu nông nghiệp, chính phủ và các cơ quan, thị trường nội địa và quốc tế. Nông dân sẽ được hướng dẫn về các hoạt động được thực hiện trên trang trại hồ tiêu, khuyến nghị phân bón, xác định sâu bệnh, các bệnh khác và giải quyết nó.
Ứng dụng cũng sẽ hướng dẫn nông dân trong suốt các đợt biến động về giá và hỗ trợ họ trong việc bán sản phẩm.
Trong năm 2017, giá hồ tiêu trên thị trường nội địa Ấn Độ dao động trong khoảng 30.000 – 32.000 rupee/kg, theo sau sự xuất hiện ổn định của hồ tiêu Việt Nam. Chính phủ Ấn Độ thường xuyên can thiệp kể từ thời điểm đó để kiềm chế sự biến động của thị trường, nhưng giá tiêu không thể vượt ngưỡng 45.000 rupee/100 kg trong thời gian gần đây.
Tháng 12/2017, chính phủ Ấn Độ đã đặt mức giá sàn 500 rupee/kg đối với hồ tiêu nhập khẩu. Tuy nhiên, nhập khẩu vẫn không có dấu hiệu sụt giảm.
Nhập khẩu hồ tiêu đen từ Việt Nam của Ấn Độ đã tăng đột biến hơn 76% theo tháng lên 2.317,68 tấn trong tháng 9, theo nguồn tin thương mại.
Hồ tiêu giá rẻ từ Việt Nam tràn ngập trên thị trường thông qua Sri Lankia, nhờ cơ chế thuế quan thấp theo Hiệp định Khu vực Thương mại tự do Nam Á (SAFTA) và Thoả thuận Thương mại tự do Indo – Sri Lanka (ISFTA).
Theo ISFTA, Ấn Độ có thể nhập khẩu 2.500 tấn hồ tiêu mỗi năm từ Sri Lanka với thuế suất bằng 0, và trên mức hạn ngạch sẽ bị áp thuế quan 8% theo SAFTA. Tuy nhiên, hồ tiêu nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam sẽ bị đánh thuế 52% theo thỏa thuận thương mại ASEAN.
“Giá hồ tiêu tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều… ngoài ra, nhập khẩu không chịu thuế quan, đối tượng được tái xuất khẩu trong 120 ngày với giá trị gia tăng”, ông Kishor nói. Tuy nhiên, hầu hết hồ tiêu nhập khẩu được bán một cách bất hợp pháp trên thị trường nội địa thay vì tái xuất.
Việt Nam là nhà sản xuất và xuất khẩu, cũng là nguồn hồ tiêu rẻ nhất trên thế giới.