Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.700 – 33.400 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường giá nông sản hôm nay 4/3 tại các địa phương trọng điểm cho thấy, giá bán các mặt hàng nông sản như cà phê Robusta, hồ tiêu có diễn biến mới. Mở cửa phiên giao dịch ngày 4/3, giá cà phê nguyên liệu khu vực Tây Nguyên và miền Nam giảm 100 đồng/kg ngay phiên đầu tuần, hiện giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.700 – 33.400 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 32.700 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp đang có giá 32.600 đồng/kg. Trong khi đó giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M’gar (ĐắkLắk), Ea H’leo (ĐắkLắk) dao động trong khoảng 33.300 – 33.400 đồng/kg.
Tại huyện Buôn Hồ giá cà phê ở mức 33.400 đồng/kg. Giá cà phê tại Ia Grai, Gia Lai hôm nay đứng ở mức 33.400 đồng/kg. Tương tự giá cà phê tại Đắk Hà, Kon Tum và Gia Nghĩa (Đắk Nông) đang có giá 33.200 đồng/kg.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đang giảm. Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London đang giảm, với giá hợp đồng giao tháng 3/2019 giảm 3 USD (giảm 0,2%) lên mức 1517 USD/tấn. Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 3/2019 tăng 1,75 USD (mức tăng 1,84%) đứng ở mức 96,95 cent/lb.
Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 1/3, giá cà phê robusta giao tháng trong tháng 3/2019 trên sàn London giảm 0,3% xuống mức 1.515 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà phê arabica giao trong tháng 3/2019 tăng 2,3% lên 97,5 USCent/pound.
Hôm thứ Tư tuần trước (27/2), công ty Massimo Zanetti (Italy) cho biết họ đã kí thỏa thuận mua lại hãng cà phê Cafe Nandi của Bồ Đào Nha nhằm thúc đẩy sản lượng cà phê của nước này.
Massimo Zanetti cho biết động thái này nhằm đáp ứng nhu cầu cà phê viên nén đang ngày càng gia tăng tại châu Âu cùng với sự gia tăng về số lượng các nhà hàng, quán bar. Tuy nhiên, công ty không tiết lộ cụ thể số tiền bỏ ra cho thương vụ thâu tóm náy là bao nhiêu. Cà phê viên nén được xem là một trong những sản phẩm cà phê chế biến có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, ngay cả ở những thị trường lâu năm như Italy và Bồ Đào Nha.
Ở một diễn biến khác, công ty cà phê Angonabeiro lên kế hoạch đầu tư 2 triệu euro cho việc mua sắm các trang thiết bị nhằm tăng sản lượng của thương hiệu cà phê “Ginga” tại Angola.
Tổng giám đốc của Angolabeiro ông José Carlos Beato cho biết trong vòng 2 năm qua Angonabeiro đã đầu tư hơn 4 triệu euro vào hệ thống nhà kho rộng 400 mét vuông với các trang thiết bị đóng gói và phê và đường.
Tại Angola, ngoài nhãn hiệu cà phê Ginga, công ty Angolabeiro còn bán các nhãn hiệu cà phê khác như Delta coffees, DeltaQ. Mỗi năm, công ty này chế biến khoảng 250 tấn cà phê Ginga. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh cà phê chiếm 70% tổng doanh thu của công ty này.