Sáng nay (1/7), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, nối tiếp phiên hôm qua, tiếp tục giảm 200.000 đồng/tấn xuống 37,3 – 37,9 triệu đồng/tấn, ghi nhận phiên thứ 2 giảm liên tiếp trong tuần.
Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 10 USD/tấn từ 1.842 USD/tấn hôm qua xuống 1.832 USD/tấn.
Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá trên sàn ICE New York đồng loạt giảm.
Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, giá cà phê Robusta các kỳ hạn, nối tiếp phiên hôm qua, tiếp tục giảm 7-14 USD/tấn, ghi nhận 2 phiên giảm liên tiếp.
- Kỳ hạn giao tháng 7/2015 giá giảm 14 USD/tấn xuống 1.878 USD/tấn.
- Kỳ hạn giao tháng 9/2015 giá giảm 10 USD/tấn xuống 1.782 USD/tấn.
- Kỳ hạn giao tháng 11/2015 giá giảm 9 USD/tấn xuống 1.789 USD/tấn.
- Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá giảm 7 USD/tấn xuống 1.801 USD/tấn.
Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn ICE Futures Europe, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York giảm 0,05-0,15 cent/pound.
- Kỳ hạn giao tháng 7/2015 giá giảm 0,15 cent/pound xuống 130,65 cent/pound.
- Kỳ hạn giao tháng 9/2015 giá không đổi ở 132,4 cent/pound.
- Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá đứng ở 136 cent/pound.
- Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 0,05 cent/pound xuống 139,6 cent/pound.
Chênh lệch giá giữa cà phê arabica và robusta (Ice9/Liffe9) tăng lên 51,57 cent/pound từ 51,11 cent/pound hôm qua.
Tồn kho cà phê Arabica chế biến ướt có chứng chỉ trên sàn New York hôm 30/6 tăng 2.060 bao lên 2.150.108 bao.
Theo Báo cáo Cam kết Thương nhân mới nhất, trong tuần kết thúc vào 23/6, Quỹ Quản lý Tiền tệ đã tăng 85,17% vị thế bán cà phê Arabica trên sàn New York lên 13.521 lô, trong khi Quỹ Chỉ số tăng 2,04% vị thế mua ròng lên 28.106 lô.
Trong khi đó, lĩnh vực đầu cơ phi thương mại tăng 36,67% vị thế bán ròng cà phê Arabica lên 16.533 lô, tương đương 4.687.032 bao.
Trên sàn London, trong tuần kết thúc vào 23/6, lĩnh vực đầu cơ đã tăng 19,55% vị thế mua cà phê Robusta lên 17.704 lô, tương đương 2.950.667 bao.
Rabobank mới đây đã nhấn mạnh khả năng hiện tượng El Nino sẽ gây ra tình trạng khô hạn bất thường ở Đông Nam Á – khu vực sản xuất cà phê Robusta chủ chốt.
Trong khi các nhà sản xuất cà phê Việt Nam hạn chế được tác động tiêu cực của khô hạn nhờ hệ thống thủy lợi tốt, tại Indonesia “lượng mưa giảm đáng kể đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng”.
Robabank dự báo sản lượng cà phê của Indonesia niên vụ 2016-2017 giảm 15% xuống 10,5 triệu bao.
Trái lại, El Nino lại đang tác động tích cực đến sản lượng cà phê Arabica khi mang lại thời tiết ấm áp hơn cho Brazil, giúp “loại bỏ rủi ro sương muối”.