Giá cà phê, thị trường cà phê Việt Nam và thế giới

Đầu năm, cà phê Việt Nam giao thương tích cực hơn

xuat-khau-ca-phe-viet-nam

Hôm thứ Năm vừa qua, các thương nhân cho biết giao dịch cà phê trong giới đầu cơ tại Việt Nam đã có dấu hiệu tích cực hơn, chủ yếu nhờ thông tin thời thiết khô hạn tại Brazil và lượng xuất khẩu cà phê từ Indonesia và Ấn Độ giảm.

Tại Việt Nam, nước sản xuất Robusta hàng đầu thế giới, hầu hết mùa vụ 2014/15 đã được thu hái. Trong khi đó, nước đối thủ cạnh tranh Indonesia sẽ bắt đầu thu hoạch vào tháng Ba tới. Cả hai nước cung cấp khoảng ¼ sản lượng cà phê toàn cầu.

Các thương nhân đã đẩy giá Robusta kỳ hạn lên những mức cao kỷ lục do lo ngại thời tiết khô hạn tại Brazil và Việt Nam sẽ gây thiệt hại cho cây trồng, khi mà các nhà rang xay đang mua Arabica ít dần.

Một số nông dân và nhà xuất khẩu cà phê tại Việt Nam đã bắt đầu mua dự trữ, đặt cược giá sẽ tăng.

Một thương nhân tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Giao dịch trong nước thì sôi nổi hơn, nhưng bên mua nước ngoài lại không sẵn lòng giao dịch trong thời điểm này”.

Giá Robusta Việt Nam giao tháng Năm loại 2,5% hạt đen vỡ ở mức trừ lùi 30 – 50 USD/tấn, ngang với mức trừ lùi 40 USD/tấn cho cà phê giao tháng Ba, vào cuối tháng 12.

Thị trường cà phê Việt Nam sẽ đóng của từ ngày 14 đến 23/2 để nghỉ Tết, đây là kỳ lễ lớn nhất tại Việt Nam – Tết Nguyên đán.

Cà phê chất lượng cao loại 1, cỡ sàng 16, tương đương cà phê Sumatran, được chào ở mức cộng 40 USD/tấn, giá giao tháng 3, biên độ hẹp hơn so với mức 50 – 60 USD/tấn của tháng trước.

Tại Indonesia, giá cà phê robusta Sumatran, loại 4, 80 lỗi, tăng lên 1.930 – 1.950 USD/tấn, FOB, so với 1.900 USD/tấn một ngày trước đó. Cà phê được chào ngang với mức trừ lùi 10 USD/tấn giao hàng tháng 3 hoặc 4.

Chính phủ Indonesia cho biết xuất khẩu cà phê tại đảo Sumatra trong tháng 12 đạt 15.937 tấn , giảm 29% so với tháng 12/2013.

Tại Ấn Độ, xuất khẩu cà phê tháng 10-12/2014 giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 56.876 tấn.

Exit mobile version