Hôm nay (15/12), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên, sau khi tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, quay đầu giảm 500.000 đồng/tấn xuống 32,7 – 33,3 triệu đồng/tấn.
>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật
Giá cà phê Robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 6 USD từ 1.559 USD/tấn cuối tuần trước lên 1.565 USD/tấn.
Giá cà phê trên thị trường ICE Futures Europe và giá Arabica trên sàn Ice New York đồng loạt giảm.
Thị trường London: Trên sàn ICE Futures Europe, nối tiếp phiên cuối tuần trước, giá cà phê Robusta các kỳ hạn tiếp tục giảm 21-24 USD/tấn, ghi nhận phiên giảm thứ 6 liên tiếp.
- Kỳ hạn giao tháng 1/2016 giá giảm 24 USD/tấn xuống 1.475 USD/tấn;
- Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 23 USD/tấn xuống 1.505 USD/tấn;
- Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 22 USD/tấn xuống 1.534 USD/tấn;
- Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 21 USD/tấn xuống 1.561 USD/tấn.
Thị trường New York: Cùng diễn biến với sàn London, giá cà phê Arabica các kỳ hạn trên sàn ICE New York tiếp tục giảm 0,85-1,3 cent/pound.
- Kỳ hạn giao tháng 12/2015 giá giảm 0,85 cent/pound xuống 117,25 cent/pound;
- Kỳ hạn giao tháng 3/2016 giá giảm 1,3 cent/pound xuống 119,9 cent/pound;
- Kỳ hạn giao tháng 5/2016 giá giảm 1,2 cent/pound xuống 122,1 cent/pound;
- Kỳ hạn giao tháng 7/2016 giá giảm 1,15 USD/tấn xuống 124,15 USD/tấn.
Theo báo cáo Cam kết Thương nhân mới nhất, trong tuần kết thúc vào 8/12, lĩnh vực đầu cơ phi thương mại đã giảm 43,5% vị thế bán ròng cà phê Arabica trên sàn New York xuống 14.784 lô, tương đương 4.191.198 bao.
Bài viết trên Thời báo kinh tế Sài Gòn số 50-2015 cho rằng tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam còn khó khăn trong thời gian dài khi hầu như không nhiều người biết rằng các nước sản xuất cà phê cạnh tranh với Việt Nam, kể cả Colombia, Brazil và Indonesia đã và đang hoàn thành chương trình tái canh với sản lượng ngày một tăng vững chắc.
Bên cạnh đó, đồng nội tệ của 3 nước này phá giá liên tục, Colombia và Brazil có khi giảm 60-70% tính từ một năm nay trong khi Indonesia cũng giảm từ 25-30%, nên nông dân bán cà phê nội địa của họ vẫn có lời. Trong khi đó, tỷ giá tiền đồng so với USD đang làm đau đầu nhà sản xuất và kinh doanh cà phê Việt Nam.
Tuy mới đây có một dự báo cho rằng trong năm 2016, tỷ giá đồng Việt Nam với USD sẽ giảm 3-4%, song mức phá giá này xem ra là không đủ để giúp hạt cà phê Việt Nam cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Vài tháng tới, khi thu hoạch cà phê trong nước lên cao điểm, khó khăn về xuất khẩu vẫn còn dài dài và giá nội địa xem chừng cũng khó lên nếu không có đột phá trong chính sách tiền tệ hay khuyến khích xuất khẩu.