Giá cà phê, thị trường cà phê Việt Nam và thế giới

Giá cà phê ngày 27/4/2024: Giá thế giới giảm mạnh

gia ca phe ngay 27 04 2024 caphevietnam

Cà phê arabica tháng 7 giao dịch ngày cuối tuần thứ Sáu đóng cửa giảm 4,10 cent/pound và cà phê Robusta đóng cửa giảm 151$/tấn, nằm ở mức 4151$.

Chi tiết giá cà phê ngày 27/04/2024

Dự trữ cà phê Arabica qua phân loại được chứng nhận nắm giữ trên thị trường New York được cho là đã tăng 8.820 bao vào ngày hôm qua, ghi nhận lượng tồn kho này ở mức 661.492 bao

Sự phục hồi lượng tồn kho cà phê do ICE giám sát đã dẫn đến việc thanh lý vị thế mua ngày cuối tuần của những nguồn quỹ, thông tin cho hay các quỹ đã cắt giảm 2.728 lot khỏi vị thế mua cà phê của mình.

Như vậy chúng ta có thể thấy sự sụt giảm vào phiên thứ Sáu là sự giảm sụt mang tính kỹ thuật trong khi nguồn cung cà phê Robusta trước đây chủ yếu từ Việt nam đang trông chờ nguồn thu từ tháng 4/2024 từ Brazil và Indonesia bù đắp.

Việc mua của các nguồn quỹ đã hỗ trợ giá cà phê tăng vọt trong tháng này. Báo cáo Cam kết thương nhân (COT) hàng tuần vào thứ Sáu tuần trước cho thấy qũy đầu cơ lớn đã tăng vị thế mua cà phê arabica của họ thêm, nằm ở mức kỷ lục 71.914 lot. Vị thế mua dài hạn kỷ lục càng làm trầm trọng thêm áp lực thanh lý vị thế mỗi khi các quỹ này đi vào giai đoạn thanh lý.

Sự kiện thời tiết El Nino năm ngoái, đến nay đã có thể khẳng định là nguyên nhân gây ra hạn hán cho các vùng trồng cà phê của Việt Nam trong năm nay, khiến cho giá cà phê tăng vọt khi nguồn cung cấp của Việt nam vốn đã có vấn đề từ vụ thu 2022, nay lại càng trầm trọng thêm bởi khô hạn kéo dài khiến vụ thu 2024/2025 được người Nông dân nhìn thấy trước là sẽ thiệt hại rất nặng nề

Theo nguồn tin từ Bloomberg được đánh đi từ Tp Hồ Chí Minh:

Giá nội địa tại Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2024 khi nông dân và người trung gian tiếp tục giữ hàng để không bỏ lỡ cơ hội giá tốt hơn sau vụ thu hoạch yếu kém năm trước 2023-2024. Điều này đã khiến các nhà xuất khẩu gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nguồn cung và gây ra làn sóng vỡ nợ kỷ lục đối với các hợp đồng hiện có.

Biến đổi khí hậu đang khiến thời tiết ngày càng thất thường và điều kiện khô hạn hơn sẽ tăng thêm sức ép, với mức thâm hụt toàn cầu dự kiến sẽ kéo dài sang năm thứ tư. Việt Nam chiếm khoảng 1/3 nguồn cung cà phê Robusta của thế giới, loại cà phê thường được sử dụng làm đồ uống hòa tan và cà phê espresso

Một nhà xuất khẩu lớn của Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi không thể biết khi nào giá sẽ đạt đỉnh”. Người nông dân và các Đại lý dự kiến giá cà phê nhân có thể lên tới 150.000 đồng tức là khoảng 6000$/tấn, còn tăng hơn nữa so với mức hiện tại là khoảng 130.000 đồng.

Những biến động về giá cả hàng hóa cần có thời gian để tác động đến cấp độ bán lẻ và mức tăng nhỏ hơn về giá của cà phê arabica – đang giúp giảm bớt một phần thiệt hại cho người uống cà phê. Tuy nhiên, giám đốc điều hành của Tata Consumer Products, công ty sản xuất cà phê hòa tan và cà phê viên, cho biết trong tuần này rằng giá cà phê Robusta có thể sẽ biến động “trong một thời gian”.

Theo người đứng đầu Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, ông Trịnh Đức Minh, tỉnh Đắc Lắc, cho biết nhiều hồ dùng để tưới cho cây trồng ở Tây Nguyên đang ở mức cực thấp và nguồn nước ngầm đã cạn kiệt. Ông dự báo vụ thu hoạch năm 2024-2025 của tỉnh có thể thấp hơn 15% so với ước tính 520.000 tấn thu được trong năm 2023-2024 – giảm so với năm trước

Một người trồng trên 6 ha cà phê ở tỉnh Gia Lai, cho biết: “Chúng tôi không có nước cho trang trại của mình một số cây của ông đã bị nhiễm rệp sáp trắng do thời tiết nắng nóng. “Nếu hạn hán kéo dài, chúng tôi sẽ không có nhiều cà phê mới để bán trong vụ mới”.

Hiện tại, chính việc tích trữ cũng đang góp phần giúp đẩy giá lên cao hơn. Một số nông dân Việt Nam đã dựa vào thu nhập từ việc bán trái cây khác được trồng trong vườn rẫy để trang trải chi phí sinh hoạt và sản xuất, cho phép họ giữ lại được nhiều cà phê hơn.

Theo ước tính từ 7 nhà Kinh doanh do Bloomberg tổng hợp, nông dân và các Đại lý có thể đã không giao được từ 150.000 đến 200.000 tấn cà phê theo hợp đồng kể từ khi Việt Nam bắt đầu vụ thu hoạch niên vụ 2023-2024 vào tháng 10. Con số này tương đương với khoảng 10% đến 13% sản lượng thu hoạch.

Giám đốc điều hành của một công ty xuất khẩu hàng đầu Đăk Lăk, cho biết trong cuộc họp tại TP. HCM hồi đầu tháng 4: “Thật khủng khiếp giá đã vượt quá những gì tôi có thể tưởng tượng” – Ông cho biết thêm,  một số công ty và nhà xuất khẩu khác thua lỗ do vỡ nợ nhưng vẫn có thể giao cà phê cho khách hàng toàn cầu.

Cũng tại cuộc họp do hiệp hội cà phê Việt Nam tổ chức, Nestle cho biết công ty phải tìm thêm nguồn cung cà phê từ Brazil, Indonesia và Ấn Độ để duy trì nguồn cung cho các nhà máy toàn cầu của mình. Nhà xuất khẩu lớn nhất nước – Tập đoàn Intimex – cho biết vào tháng 4 rằng Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 200.000 tấn cà phê vào năm 2023.

Số liệu từ Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho thấy chỉ riêng trong tháng 3, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 185.000 tấn cà phê, tạo ra giá trị xuất khẩu 680 triệu USD. Mặc dù khối lượng xuất khẩu giảm 11,9% nhưng giá trị lại tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 3, giá xuất khẩu trung bình đạt 3.555 USD/tấn, tăng 8% so với tháng 2 và tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong báo cáo thị trường cà phê công bố cuối năm ngoái, Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ ước tính lượng cà phê dự trữ trên thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua.

Niên vụ 2022-2023, tồn kho cà phê thế giới giảm xuống còn 26,5 triệu bao loại 60kg, giảm 16,7% so với báo cáo trước đó và giảm 4% so với ước tính.

Vào năm 2024, nhiều tổ chức và chuyên gia tin rằng tình trạng thiếu cà phê sẽ còn kéo dài trong những tháng tới vì một số lý do sau:

Việt Nam có lợi thế, ít nhất là đến cuối tháng 4, đầu tháng 5, khi Indonesia và Brazil bắt đầu thu hoạch. Có thể nói, mùa cà phê 2023-2024 của Việt Nam có thành tích tốt nhất trong lịch sử”, nguồn tin cho hay.

Các chuyên gia trong ngành tin rằng với tình hình giá cả hiện nay, ngành cà phê có thể đạt tổng giá trị xuất khẩu 5 tỷ USD vào năm 2024. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng khắt khe từ các thị trường nhập khẩu, ngành cà phê trong nước cần có những giải pháp để phát triển bền vững và truy xuất nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt đáp ứng các quy định chống phá rừng của EU.

Năm 2023, mặc dù khối lượng xuất khẩu giảm 9,6% nhưng tổng giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn đạt 4,2 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ nhờ giá xuất khẩu cao hơn.

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, cà phê được xếp vào top 5 nông sản có giá trị xuất khẩu cao nhất trong năm qua.

Từ cuối năm 2023, giá cà phê toàn cầu tiếp tục xu hướng tăng do lo ngại thiếu nguồn cung từ các nước sản xuất cà phê lớn. Ngoài ra còn có những lo ngại về sự chậm trễ trong nguồn cung khi tuyến vận chuyển Âu – Á qua kênh Suez bị gián đoạn do căng thẳng địa chính trị.

Theo Kinh Vu (giacaphe.com)

Exit mobile version