Giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên, dao động trong khoảng 32.600 – 33.400 đồng/kg, tiếp tục tăng theo đà 100 đồng/kg so với ngày hôm qua.
>> Xem giá cà phê hôm nay cập nhật
Thị trường giá nông sản hôm nay 7/3 tại các địa phương trọng điểm cho thấy, giá bán các mặt hàng nông sản như cà phê Robusta, hồ tiêu có diễn biến mới. Mở cửa phiên giao dịch ngày 7/3, giá cà phê nguyên liệu khu vực Tây Nguyên và miền Nam tăng 100 đồng/kg, hiện giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.600 – 33.400 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 32.600 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp đang có giá 32.500 đồng/kg. Trong khi đó giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M’gar (ĐắkLắk), Ea H’leo (ĐắkLắk) dao động trong khoảng 33.200 – 33.400 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ giá cà phê ở mức 33.100 đồng/kg. Giá cà phê tại Ia Grai, Gia Lai hôm nay đứng ở mức 33.400 đồng/kg. Tương tự giá cà phê tại Đắk Hà, Kon Tum và Gia Nghĩa (Đắk Nông) đang có giá 33.200 đồng/kg.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đang tăng. Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London đang tăng, với giá hợp đồng giao tháng 3/2019 tăng 5 USD (tăng 0,33%) lên mức 1516 USD/tấn. Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 3/2019 giảm 0,95 USD (mức giảm 0,96%) đứng ở mức 95,5 cent/lb.
Trên thị trường thế giới, 8h35 ngày 7/3/2019 giá cà phê robusta giao tháng 3/2019 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) tiếp tục tăng 5 USD/tấn, tương đương 0,33%, lên mức 1.516USD/tấn, giá cà phê giao tháng 5/2019 cũng tăng 5 USD/tấn, tương đương 0,33%, lên mức 1.532USD/tấn, giá cà phê giao tháng 7/2019 tăng 2USD, tương đương 0,13%, lên mức 1.540USD/tấn
Giá cà phê arabica giao tháng 3/2018 trên sàn (ICE Futures US) 8h35 sáng nay 7/3/2019, quay đầu giảm 0,95 USD/tấn , tương đương 0,98% về mức 955USD/tấn, giá giao tháng 5/2019 cũng giảm 0,95USD, tương đương 0,95%, về mức 987 USD/tấn, giá giao tháng 7/2019 cũng giảm 1USD, tương đương 0,98% về mức 1.013USD/tấn.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, thị trường cà phê toàn cầu vẫn đang trong tình trạng dư cung do sản lượng cà phê tăng cao ở các quốc gia sản xuất chính như Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonesia dẫn đến giá giảm.
Ngoài ra một số quốc gia sản xuất cà phê đang có kế hoạch gia tăng sản lượng mặt hàng. Cụ thể: Kenya đang lên kế hoạch cải thiện sản lượng cà phê từ mức 35 triệu lên 240 triệu kg/năm, điều này đồng nghĩa, năng suất sẽ tăng từ mức 3kg/cây cà phê lên 20kg/cây cà phê.
Do đó, Chính phủ Kenya đã đầu tư 1 tỷ Shilling (tương đương gần 10 triệu USD) nhằm hỗ trợ hoạt động mua phân bón, cải thiện năng suất cây cà phê. Trong khi đó, Ethiopia cũng đặt mục tiêu tăng sản lượng cà phê gấp 5 lần so với hiện tại trong vòng 5 năm tới.
Sản lượng cà phê trong niên vụ 2018/19 (kéo dài từ tháng 10/2018 đến tháng 9/2019) có thể đạt 600.000 tấn. Con số này được kì vọng sẽ đạt ngưỡng 1,8 triệu tấn trong năm 2024.
Nhu cầu tiêu thụ cà phê được dự báo sẽ tăng trong thời gian tới. Lượng tiêu thụ cà phê của người dân Hoa Kỳ đã tăng lên mức cao nhất trong 6 năm vì người dân Hoa Kỳ ưa thích cà phê hơn trà và sự gia tăng của chế độ ăn uống bình dân.
Ở châu Á, cà phê ngày càng trở nên phổ biến khi lối sống của người dân chuyển sang giống người phương Tây. Do đó, các công ty sản xuất cà phê khổng lồ của Hoa Kỳ như Starbucks và Dunkin tiếp tục mở rộng thị trường ở châu Á.
Hiện tại, Starbucks sở hữu chuỗi hơn 3.000 cửa hàng tại thị trường Trung Quốc. Sự tăng trưởng này làm tăng sự cạnh tranh với công ty đối thủ – Luckin Brand. Điều này hoàn toàn tốt cho ngành cà phê.